Thursday 27 April 2017

Bảng biểu treo tường

1. Định nghĩa bảng biểu treo tường

Định nghĩa: Bảng biểu treo tường là phương tiện nhìn tĩnh thể hiện một cách trực quan về các sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng các đường nét, các hình vẽ, các màu sắc, và nhiều dạng đồ họa khác nhau.

Bảng biểu treo tường
Bảng biểu treo tường

2. Các loại bảng biểu treo tường

- Biểu đồ: ví dụ biểu đồ chỉ tiêu tuyển sinh từng năm học…
- Sơ đồ: ví dụ sơ đồ Graf (vô hướng và có hướng).
- Đồ thị: ví dụ đồ thị về kết quả học tập của học sinh theo kỳ hoặc tình hình dịch cúm gia cầm…
- Bảng chỉ dẫn: ví dụ môn luật giao thông…
- Bảng hướng dẫn sử dụng: ví dụ hướng dẫn sử dụng camera..
- Bảng quy trình gia công: ví dụ bảng quá trình tiện ren ngoài…
- Tranh, ảnh, bản vẽ….

3. Những ưu điểm và nhược điểm của bảng biểu treo tường

Ưu điểm:
- Có thể chuẩn bị trước.
- Không đòi hỏi điện hoặc các thiết bị đặc biệt khi trình bày.
- Dễ làm và dễ bảo quản.
- Là phương tiện dùng lâu dài.
- Có thể thu hút học sinh vào việc chuẩn bị.
- Tạo môi trường lớp học đẹp.
- Giá sản xuất không quá cao.
- Nhìn rõ các xu hướng, diễn biến của thời gian, của các quá trình.
- Linh động, đơn giản, có sẵn, nhiều màu sắc.
- Tăng cường khi tương tác trong nhóm.
- Sử dụng nhiều lần, có thể copy vào giấy cho học sinh.
Nhược điểm:
- Không thể chứa đựng được tài liệu có khối thông tin lớn.
- Không có hiệu quả đối với những nhóm đông người.
- Khó điều chỉnh nếu có sai sót.
- Giới hạn tầm nhìn, khoảng cách quan sát.
- Không chịu được ẩm ướt.

4. Yêu cầu cơ bản của một bảng biểu treo tường

Các kiểu chữ viết: Chọn kiểu chữ viết đơn giản và dễ đọc, ví dụ các loại chữ thường, không chân, những điểm quan trọng có thể được nhấn mạnh bằng các chữ in hoa, bằng gạch dưới, bằng chữ đậm hoặc bằng sự lựa chọn màu sắc một cách thận trọng. Không nên sử dụng quá 2 kiểu chữ viết trên bảng biểu.
Khoảng cách chữ: Chữ đều và cách đều; khoảng cách dòng rộng hơn khoảng cách giữa chữ và nên bằng 1,5 chiều cao chữ.
Cỡ chữ: Tối thiểu chữ phải cao 2cm. Các tiêu đề cần được làm nổi bật bằng cách dùng cỡ chữ lớn hơn một chút.
Màu sắc: Sử dụng màu sắc phù hợp và có hệ thống trên bảng biểu làm cho chúng thú vị hơn, hấp dẫn hơn và có hiệu quả hơn. Màu sắc có thể được sử dụng để nhấn mạnh hoặc để phân biệt các phần khác nhau của biểu đồ, dùng nhiều hơn 3 màu thì sẽ ít hiệu quả. Các màu dễ nhìn thấy nhất là màu đen, màu xanh và màu đỏ.

5. Qui trình chuẩn bị bảng biểu treo tường

(1) Lựa chọn nội dung
Chọn nội dung phù hợp với bảng biểu như một khái niệm, một qui trình, một quá trình, một sơ đồ... Mỗi bảng chỉ nên trình bày một ý tưởng.
(2) Lựa chọn loại bảng biểu
Lựa chọn một trong số các sơ đồ, biểu đồ thích hợp với nội dung cần thể hiện.
(3) Chuẩn bị vật tư
- Giấy: Chọn giấy dai, kích thước không nhỏ hơn A2 và các loại giấy màu để trang trí màu sắc.
- Bút vẽ: đầu bút cứng, vẽ trơn trên giấy, đầu bút đủ to.
- Các dụng cụ để vẽ: Thước kẻ, kom pa và các dụng cụ vẽ khác.
- Các dụng cụ để cắt: Dao trổ, kéo…
(4) Thiết kế
- Dùng bảng biểu đơn giản.
- Để lại nhiều khoảng trống (trắng).
- Làm nổi bật các điểm quan trọng.
- Trình bày một ý tưởng trên một bảng biểu.
- Dự định bố cục nội dung (ở đâu, đặt cái gì?) vào một mẩu giấy nhỏ trước khi làm bảng biểu thật.
- Đặt tiêu đề hoặc nhan đề ở phía trên bảng.
- Nghiên cứu các sách, tạp chí có sẵn để tìm những bức tranh và biểu đồ thích hợp, giáo viên không cần phải là họa sĩ mới làm bảng biểu
- Dùng chữ viết hoa và chữ viết thường, điều này làm cho việc đọc dễ dàng
- Cố gắng tuân thủ nguyên tắc số 6: dùng 6 từ trên một dòng và 6 dòng trên một trang.
- Khổ bảng biểu nhỏ nhất là giấy A2.
(5) Làm bảng biểu
- Trên cơ sở có thiết kế, giáo viên cắt dán hoặc phóng to sơ đồ có sẵn trong sách....
- Cho học viên xây dựng bảng biểu treo tường và trưng bày sản phẩm để động viên họ.
- Làm xong treo nó lên tường và ngắm xem ta nhìn thấy gì.
- Kiểm tra xem có lỗi không và sửa chữa trước khi sử dụng.

Bảng biểu treo tường
Bảng biểu treo tường
















(6) Kỹ thuật phóng to
Nhiều khi người hướng dẫn phát hiện thấy trong sách có một bảng hoặc một biểu đồ mà sẽ có thể làm thành một bảng biểu treo tường đẹp. Vấn đề duy nhất ở đây là bức vẽ trong sách quá nhỏ, có một số cách đơn giản có thể phóng to các hình vẽ đó.
* Phương pháp kẻ ô
- Bao quanh bức tranh nhỏ bởi mạng lưới kẻ ô vuông bằng bút chì cách đều. Vẽ cùng một số như nhau các ô vuông to hơn trên tờ giấy rộng hơn (chỗ mà bạn muốn dành cho bức tranh phóng to)
- Dùng bút chì vẽ những gì bạn thấy trong mỗi ô.
* Phóng to bằng OHP
- Kẻ hoặc sao hình vẽ trong sách vào tờ giấy nhựa trong hoặc photo lên giấy trong
Chiếu hình vẽ lên tường và chỉnh theo đúng kích thước phóng to (theo cỡ giấy)
- Đặt tờ giấy lên tường có hình chiếu trên nó và vẽ khắp các nét của hình được chiếu lên.
* Phóng to bằng photocopy
Sử dụng máy photocopy để phóng to lên tới cỡ A0, tuy nhiên các nét photocopy thường không sắc nét và nhỏ quá so với yêu cầu, vì vậy nó chỉ được dùng trong những trường hợp thích hợp.
(7) Bảo quản bảng biểu
Các bảng biểu treo tường có thể dùng lại được nhiều lần hay ít tùy thuộc vào cách cất giữ bảo quản chúng. Một số cách cất giữ thông thường trong kho là:
- Cất giữ để phẳng: Nếu có sẵn một tủ nhiều ô ngăn kéo dẹt, bảng biểu có thể lưu giữ phẳng trong một ô ngăn kéo.
- Treo giữ: Có thể làm một cái giá đơn giản cho phép gắn bảng biểu vào khung và mắc treo, do đó nó được treo thẳng đứng lên.

6. Kỹ thuật sử dụng bảng biểu treo tường

Để lộ dần những thông tin khi trình bày, dùng tờ giấy che toàn bộ bảng biểu khi giới thiệu đến đâu để lộ ra đến đó.
- Dán dần lên biểu đồ khi trình bày. Các hình vẽ, chữ viết được bố trí riêng trên các mảng giấy màu và khi trình bày tới đâu dán lên tới đó.
- Các bảng biểu có các thông tin được dùng lại cho các bài sau nên treo thường xuyên trên tường.
- Dùng bảng biểu để kiểm tra kiến thức học sinh bằng cách che các từ chú dẫn.
- Dùng bảng biểu để làm đề tài cho thảo luận nhóm.
- Khi cần bổ sung vào bảng biểu thì nên vẽ viết vào một thẻ màu và dán bổ sung bằng hồ, không nên vẽ trực tiếp vào bảng biểu.
Bạn có thể tham khảo thêm tại đây.

No comments:
Write comments